Nguyên nhân chính gây bệnh bệnh gan nhiễm mỡ là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học cho người bị gan nhiễm mỡ sẽ góp phần tích cực trong việc điều trị và phòng bệnh.
Chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ
Khi chẩn đoán gan nhiễm mỡ, cần được bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nội tổng quát khám để kiểm tra thêm những yếu tố hay bệnh lý liên quan như mỡ máu, chức năng gan, huyết áp, đái tháo đường, từ đó điều trị đúng mức và có chế độ ăn hợp lý. Người bệnh cần phải giảm cân nếu thừa cân, hạn chế năng lượng dư thừa, hạn chế chất béo (vẫn ăn cá, dầu thực vật vì có chất béo tốt), ăn đạm vừa phải, tăng rau củ, trái cây, ổn định đường huyết, gia tăng vận động cơ thể.
Chế độ ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ là chất bột đường theo nhu cầu, chất đạm vừa đủ, giảm chất béo và tăng cường rau trái.
Các loại thực phẩm như cơm, bún, mì, phở, bánh mì nên ăn ít thì tốt hơn là ăn thừa vì sẽ làm dư năng lượng, càng làm tăng mỡ trong cơ thể và trong gan.
Cân nặng nên có của một người trưởng thành tùy thuộc vào chiều cao. Có thể tính cân nặng lý tưởng bằng cách lấy số đo chiều cao (đơn vị là mét) nhân với chiều cao một lần nữa rồi nhân với 22. Ví dụ, người cao 1,6m thì cân nặng nên có là 1,6 x 1,6 x 22 = 56 kg. Nếu người cao 1,6 m mà nặng trên 64kg (trên chuẩn khoảng 20%) là đã quá thừa cân, nên giảm cân dần dần trong vài năm để đạt cân nặng lý tưởng, giúp giảm mỡ máu, giảm huyết áp, giảm đường máu.
Chế độ ăn của người bệnh gan nhiễm mỡ là chất bột đường theo nhu cầu, chất đạm vừa đủ, giảm chất béo và tăng cường rau trái. Các loại thực phẩm như cơm, bún, mì, phở, bánh mì nên ăn ít thì tốt hơn là ăn thừa vì sẽ làm dư năng lượng, càng làm tăng mỡ trong cơ thể và trong gan.
Trong giai đoạn “gan còn khỏe” thì vẫn ăn chất đạm bình thường là khoảng 50g thịt, 100g cá hay một miếng đậu hũ trong một bữa ăn. Tuy nhiên, khi chức năng gan đã kém thì lượng đạm ăn vào phải giảm đi, giảm ít hay nhiều tùy thuộc vào mức độ suy gan.
Cần hạn chế tối đa chất béo no (béo bão hòa) từ mỡ, da, óc, nội tạng (tim, gan, cật), thức ăn chiên xào nhiều béo, nên ăn ít nhất 2 lần mỡ cá hay cá mỡ mỗi tuần (cần nhớ mỡ cá cũng giàu năng lượng, chỉ nên ăn một ít mỗi lần), dùng dầu thực vật để chiên xào (trừ dầu dừa và dầu cọ không nên dùng nhiều và thường xuyên). Mỗi ngày cần ăn khoảng 300g rau củ (khoảng 1 chén mỗi bữa, không tính nước) và 200g trái cây các loại để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Gan nhiễm mỡ có ăn trứng được không?
Vì trứng là thực phẩm giàu đạm và cũng chứa nhiều chất béo trong lòng đỏ nên khi gan bị nhiễm mỡ, thoái hóa nhiều và lâu ngày làm chức năng gan giảm thì ăn nhiều trứng sẽ trở thành gánh nặng cho gan. Tuy nhiên, khi chức năng gan chưa bị ảnh hưởng nhiều như giai đoạn đầu thì vẫn có thể ăn trứng như người bình thường.
Có thể dùng 2–4 quả trứng mỗi tuần và thay đổi cùng với các thực phẩm giàu đạm khác như thịt, cá, đậu hũ.
Gan nhiễm mỡ có phải kiêng dầu mỡ không?
Tùy theo từng người và giai đoạn bệnh mà khẩu phần chất béo sẽ thay đổi. Nếu thấy khó chịu khi ăn đồ béo thì nên hạn chế chất béo. Trung bình có thể sử dụng khoảng 30–40g chất béo mỗi ngày.
Ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa, dầu cọ) và hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá).
Gan nhiễm mỡ có ăn ngọt được không?
Người bệnh cần ăn đủ chất bột đường để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng. Trung bình có thể ăn 300–400g thực phẩm cung cấp chất bột đường mỗi ngày. Nên chọn các thức ăn tinh bột thô, ít qua chế biến như gạo, gạo lứt, khoai củ…
Đường trong trái cây tốt hơn đường trong chè. Tránh ăn nhiều đường đơn giản (đường cát, đường trái cây), nhất là trong giai đoạn bệnh gan cấp.
Có nên sử dụng nấm Linh chi đỏ để giảm mỡ gan?
Theo y học cổ truyền, có 6 loại nấm linh chi gồm: Xích chi (màu đỏ), Thanh chi (màu xanh), Hoàng chi (màu vàng), Bạch chi (màu trắng), Hắc chi (màu đen), Tử chi (màu tím) có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Trong đó, Xích chi và Tử chi được dùng làm thuốc với tên gọi chung là Linh chi (Ganoderma) thuộc họ Ganodermataceae. Theo ghi chép của “Bản thảo cương mục”, xích linh chi (Linh chi đỏ) đứng đầu trong 6 loại có khả năng trị liệu vì có thể bảo vệ và giải độc gan, hỗ trợ ngừa ung thư….
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Linh chi đỏ có thành phần Polysaccharide giúp điều hòa, tăng cường sức khỏe (khả năng miễn dịch), bảo vệ và giải độc gan, kháng viêm, kháng ung bướu; Triterpenoids hỗ trợ bảo vệ tim, giảm cholesterol, tăng sức đàn hồi mạch máu còn SOD chống oxy hóa…
Có thể sử dụng Linh chi đỏ để pha trà uống hàng ngày. Tuy nhiên, trên thị trường hiện có nhiều loại nấm Linh chi “vàng thau lẫn lộn”, người bệnh cần tìm mua đúng Linh chi đỏ có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng. Tốt nhất, nên sử dụng những sản phẩm được bào chế từ cao Linh chi đỏ đã được cấp phép của Bộ Y tế để đạt hiệu quả điều trị và phòng ngừa gan nhiễm mỡ tốt nhất.
Tai Nấm Vàng - Hỗ trợ tăng cường chức năng gan hiệu quả
Công dụng:
- Giúp bảo vệ gan, giải độc gan, tăng cường chức năng gan, phòng ngừa cho những người mắc các chứng bệnh về gan như suy gan, viêm gan mãn do uống rượu bia nhiều hay gan nhiễm mỡ do béo phì.
- Giúp ổn định huyết áp, giảm cholesterol, giảm mỡ trong máu, chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa các tai biến về mạch máu.
- Giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, ngủ tốt, hạn chế quá trình lão hóa, nâng cao thể trạng, hỗ trợ tích cực trong các trường hợp suy kiệt cơ thể do suy gan, ung bướu.
- Giúp phụ nữ duy trì làn da tươi trẻ và với các bậc lão niên giúp gia tăng tuổi thọ.
- Người chức năng gan kém, men gan cao.
- Người có nguy cơ mỡ trong máu cao, xơ vữa động mạch.
- Người sức đề kháng kém, lao lực mệt mỏi, ăn uống khó tiêu, chán ăn khó ngủ hay cơ thể suy kiệt.